25oC
18/01/2024

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÚ QUỐC

Đảo Phú Quốc , cũng giống như Việt Nam, có một trang sử đầy vẻ vang trong hành trình đấu tranh và bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm lượt của người Pháp, Campuchia, Thái Lan, và người Mỹ. Hòn đảo này cũng có một giai đoạn “bị diệt chủng”, nhưng trên một quy mô nhỏ hơn so với nước láng giềng Campuchia. Cư dân ban đầu của hòn đảo đến từ nhiều vùng khác nhau như:Trung Quốc, Khmer, Pháp, và Việt Nam.

Sau đây là các giai đoạn lịch sử khác nhau (thời kỳ trung lập) của hòn đảo:

Thời kỳ lịch sử sớm nhất – Thời kỳ Văn hóa Óc Eo từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ VII

  • Theo các bằng chứng khảo cổ học (lăng tẩm, công cụ, đồ gốm, vv) được tìm thấy trên đảo, cư dân đầu tiên có mặt ở ⦁ Phú Quốc cách đây 2.500 năm (thế kỷ 1, 7). Ở Việt Nam, giai đoạn này được gọi là thời kỳ Óc Eo. Hầu hết các hiện vật đã được khai quật ở phía bắc của hòn đảo và không có nhiều người biết về những cư dân đầu tiên này hoặc nguồn gốc dân tộc của họ. Rất nhiều bằng chứng khảo cổ này đã được lưu giữ tại Bảo tàng Cội Nguồn ở đảo Phú Quốc, gần Long Beach (Bãi Trường).


1600’s

  • Đảo Phú Quốc ngày nay thường được biết đến như Koh tral của người Campuchia và tài liệu tham khảo về hòn đảo này có thể được tìm thấy trong các tài liệu Campuchia có niên đại sớm nhất là năm 1615, trong đó bao gồm các đảo như là một phần của đế chế Khmer. Con số chính xác của người Khmer đang sống ở Koh tral trong giai đoạn này không thể được xác nhận nhưng có một điều chắc chắn là người Campuchia chiếm đóng hòn đảo này đầu tiên.
  • Khoảng năm 1680, một trong những vị vua Khmer cấp phép cho Mạc Cửu, một thương gia Trung Quốc từ thành phố Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cho phép ông khai khẩn và phát triển một phần lớn bờ biển phía nam Campuchia. Mạc Cửu sau đó thành lập 7 thương cảng, bao gồm trấn Hà Tiên và đảo Phú Quốc, và sau đó một thời gian ngắn họ đã giao thương với thương nhân Trung Quốc và Bồ Đào Nha. Trong thời gian này có rất nhiều trận chiến giữa Campuchia, Thái Lan, và Việt Nam.

1700’s

Trong năm 1708, Mạc Cửu sáp nhập Hà Tiên (trong đó bao gồm Phú Quốc) với Đàng Trong, ý nói là “khu vực phía Nam”.

  • Khoảng năm 1714 Mạc Cửu đã quy thuận dưới triều đình nhà Nguyễn của Việt Nam, bởi trong thời gian chịu sự thu nạp của triều đình Campuchia, triều đình này đã không bảo vệ được cho quyền lợi của gia đình ông. Đổi lại ông và gia đình đã được cấp quyền để giám sát sự phát triển của 7 thương cảng dưới sự bảo vệ của các chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong trong thời gian này.
  • Năm 1717, Thái Lan tấn công và hủy hoại Hà Tiên. Nên số phận của Phú Quốc trong thời gian này vẫn chưa rõ.
  • Từ năm 1720 cho tới năm 1750, đảo Phú Quốc là nơi sinh sống của các cư dân Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc và họ sống chủ yếu từ nghề đánh bắt cá. Việc giao thương hải sâm- một sinh vật ở biển là khá phổ biến trong thời gian này.
  • Vào những năm 1770, nhà truyền giáo người Pháp Pigneau de Behain, người đã tìm cách mở rộng việc truyền giáo của mình, đã cho xây dựng một trụ sở tại đảo Phú Quốc. Ông thành lập một chủng viện để cải hóa tôn giáo trong cộng đồng người Việt và người Khmer và trong thời gian này ông nhận được sự bảo vệ của chúa Nguyễn Ánh- ⦁ hoàng đế Gia Long tương lai, khi ông bị các phiến quân Tây Sơn săn đuổi. Từ 1782-1786, Phú Quốc đã trở thành một thành trì của chúa Nguyễn Ánh, người sau này đã đánh bại quân Tây Sơn và trở thành Hoàng đế vào năm 1802.


Năm 1800

  • Trong những năm 1800, dưới thời hoàng đế Gia Long, Phú Quốc đã có một phòng hành chính địa phương, quân sự, và các hoạt động giao thương diễn ra trên đảo.
  • Năm 1821 John Crawfurd, một sứ giả Đông Ấn là người Anh đã đến thăm hòn đảo này và báo cáo rằng đã có khoảng 5.000 cư dân sinh sống tại Ph Quốc.

Đảo Phú Quốc trong thời kỳ dưới sự cai trị của Pháp

  • Từ năm 1862 Phú Quốc bị thực dân Pháp chiếm đóng và cai trị, và thuộc sự quản lý của Thống đốc Nam Kỳ. Năm 1867, chính quyền Việt Nam ở Phú Quốc cam kết trung thành với thực dân Pháp sau khi Pháp xâm chiếm Hà Tiên. Người Pháp thành lập đồn điền cao su, đồn điền hồ tiêu, và trồng dừa trên đảo. Do hòn đảo nằm ngoài biển khơi, bị tách biệt với đất liền nên người Pháp tận dụng lợi thế đó để xây dựng một nhà tù trên đảo.
  • Sau khi thực dân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam theo hiệp định Geneve được ký kết, thì đế quốc Mỹ đã nhảy vào với âm mưu nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, do đó Mỹ đã mở lại nhà lao Cây Dừa (nhà tù cây dừa) và mở rộng thêm để giam cầm hơn 40.000 tù binh chiến tranh. Tất cả các tù binh đều bị tra tấn dã man ở nơi đây. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, Mỹ rút về nước, chính quyền Ngụy Sài Gòn sụp đổ, đất nước Việt Nam thống nhất thì nhà tù đã bị đóng cửa. Và ngày nay, nó trở thành bảo tàng cho người dân địa phương và du khách tham quan.

1975-1979 – Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia

  • Sau khi chính quyền Ngụy Sài Gòn sụp đổ năm 1975, lực lượng Khmer Đỏ của Campuchia đã lợi dụng thời cơ đó để xâm lược nhằm thôn tính đảo Phú Quốc tuy nhiên nhân dân Việt Nam đã đồng lòng chiến đấu bảo vệ từng tất đất mà các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh vì Tổ quốc, nên đã đẩy lùi được bọn diệt chủng Pol Pot ra khỏi đảo Phú Quốc. Gần 50.000 chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã được đưa đến Phú Quốc để ngăn chặn một cuộc xâm lược của bọn diệt chủng Pol Pot, những người luôn tuyên bố Phú Quốc là một hòn đảo của Campuchia, gọi là Koh tral. Lực lượng cách mạng Việt Nam sau đó còn qua đất nước Campuchia để giúp đỡ nước bạn tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot

Hiệp ước giữa hai nước


  • Một thỏa thuận được đưa ra vào năm 1982 giữa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia (Campuchia) nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
  • Một hiệp ước đã được ký kết vào năm 1985 khẳng định chủ quyền Việt Nam trên đảo.

Phú Quốc ngày nay

  • Chính phủ Việt Nam có khát vọng rất lớn trong việc phát triển đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch lớn của châu Á, mang tầm cỡ quốc tế. Họ đã cho xây dựng một sân bay quốc tế, mở tất cả các tuyến đường chính quanh đảo, và trong quý III năm 2014 hòn đảo sẽ có ba khu nghỉ dưỡng 5 sao (Salinda, The Shell và VinPearl). Đến năm 2020, chính phủ Việt Nam mong đợi sẽ đạt mốc 3 triệu khách du lịch đến thăm hòn đảo này mỗi năm. Hãy ghé thăm hòn đảo xinh đẹp này ngay hôm nay!

Khám phá thêm

22/11/2024
Show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế “hạ cánh” Phú Quốc cuối năm
Bản giao hưởng đại dương - Symphony Of The Sea đang khiến hàng nghìn du khách phải trầm trồ trước độ “chịu chi” của Sun Group, khi có tới gần 20 phút trình diễn pháo mỗi tối, từ pháo nước, pháo Jetski và pháo trên “đôi cánh” của những quán quân, á quân flyboard thế giới.
18/11/2024
Symphony Of The Sea mở màn chuỗi show diễn đình đám tại Phú Quốc từ tháng 11/2024
Tối 16/11, show diễn Bản giao hưởng đại dương - Symphony Of The Sea chính thức ra mắt, mở màn cho chuỗi show diễn bùng nổ mùa cuối năm tại Nam Phú Quốc và đưa cuộc chơi pháo hoa hàng đêm ở Thị trấn Hoàng Hôn lên một tầm cao mới.
17/11/2024
Phú Quốc ra mắt nhà hàng bia thủ công đầu tiên bên bãi biển tại thị trấn Hoàng Hôn
Tối 16/11, tại Thị trấn Hoàng Hôn, Sun Group chính thức ra mắt nhà hàng bia Sun Bavaria Bistro tại bãi biển trung tâm thị trấn, mang đến một không gian lễ hội Oktoberfest 365 ngày trong năm, với hương vị bia thủ công chuẩn Đức cùng hàng loạt show diễn sôi động giữa lòng Phú Quốc.
16/11/2024
Phú Quốc: Bãi tắm công cộng Bãi Đất Đỏ đầu tư bằng vốn xã hội hóa
Phú Quốc tới đây sẽ có bãi tắm công cộng Bãi Đất Đỏ tuyệt đẹp, trục đường đi bộ ven biển cùng quần thể Quảng trường biển quốc tế, nhằm bổ sung, nâng cấp các tiện ích công cộng, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dân và du khách.
16/11/2024
Bệnh viện Mặt Trời chuẩn quốc tế sắp có mặt tại Phú Quốc
Nối tiếp thành công tại Hà Nội, Tập đoàn Sun Group tiếp tục khởi công Dự án Bệnh viện Mặt Trời Phú Quốc - Sun Serenia Hospital tại phường An Thới, thành phố Phú Quốc vào sáng ngày 16 tháng 11 năm 2024.
Khám phá Phú Quốc
Về Phú Quốc
Chính sách thị thực
Câu hỏi thường gặp
Liên hệ hỗ trợ
Khám phá

Du lịch và con người Phú Quốc

Tìm hiểu ngay