Danh sách 85 xã, 14 phường và 3 đặc khu sau sáp nhập Kiên Giang và An Giang
Tỉnh An Giang mới sau khi sáp nhập tỉnh Kiên Giang sẽ có 85 xã, trong đó có 79 xã hình thành sau sáp nhập và 6 xã giữ nguyên không sắp xếp là: Mỹ Hòa Hưng, Bình Giang, Bình Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Tiên Hải. Bên cạnh đó, tỉnh có 14 phường và 3 đặc khu. Dưới đây là danh sách chi tiết:
STT | Trước sáp nhập | Sau sáp nhập |
1 | Thị trấn An Phú, Xã Vĩnh Hội Đông, một phần Xã Phú Hội, Xã Phước Hưng | Xã An Phú |
2 | Thị trấn Đa Phước, Xã Vĩnh Trường, Xã Vĩnh Hậu | Xã Vĩnh Hậu |
3 | Xã Quốc Thái, Xã Nhơn Hội, một phần Xã Phước Hưng, phần còn lại của Xã Phú Hội | Xã Nhơn Hội |
4 | Thị trấn Long Bình, Xã Khánh An, Xã Khánh Bình | Xã Khánh Bình |
5 | Xã Phú Hữu, Xã Vĩnh Lộc, phần còn lại của Xã Phước Hưng | Xã Phú Hữu |
6 | Xã Tân An, Xã Tân Thạnh (TX Tân Châu), Xã Long An | Xã Tân An |
7 | Xã Phú Vĩnh, Xã Lê Chánh, Xã Châu Phong | Xã Châu Phong |
8 | Xã Vĩnh Hòa (TX Tân Châu), Xã Phú Lộc, Xã Vĩnh Xương | Xã Vĩnh Xương |
9 | Thị trấn Phú Mỹ, Xã Tân Hòa (Huyện Phú Tân), Xã Tân Trung, Xã Phú Hưng | Xã Phú Tân |
10 | Xã Phú Thọ, Xã Phú Xuân, Xã Phú An | Xã Phú An |
11 | Xã Hiệp Xương, Xã Phú Bình, Xã Bình Thạnh Đông | Xã Bình Thạnh Đông |
12 | Thị trấn Chợ Vàm, Xã Phú Thạnh, Xã Phú Thành | Xã Chợ Vàm |
13 | Xã Phú Hiệp, Xã Hòa Lạc | Xã Hòa Lạc |
14 | Xã Long Hòa, Xã Phú Long, Xã Phú Lâm | Xã Phú Lâm |
15 | Thị trấn Cái Dầu, Xã Bình Long, Xã Bình Phú | Xã Châu Phú |
16 | Xã Khánh Hòa, Xã Mỹ Đức | Xã Mỹ Đức |
17 | Thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, Xã Mỹ Phú | Xã Vĩnh Thạnh Trung |
18 | Xã Bình Thủy, Xã Bình Chánh, Xã Bình Mỹ | Xã Bình Mỹ |
19 | Xã Đào Hữu Cảnh, Xã Ô Long Vĩ, Xã Thạnh Mỹ Tây | Xã Thạnh Mỹ Tây |
20 | Xã Văn Giáo, Xã Vĩnh Trung, Xã An Cư | Xã An Cư |
21 | Xã Tân Lập , Xã An Hảo | Xã Núi Cấm |
22 | Thị trấn Ba Chúc , Xã Lạc Quới , Xã Lê Trì | Xã Ba Chúc |
23 | Thị trấn Tri Tôn , Xã Núi Tô , Xã Châu Lăng | Xã Tri Tôn |
24 | Xã An Tức, Xã Lương Phi, Xã Ô Lâm | Xã Ô Lâm |
25 | Thị trấn Cô Tô, Xã Tà Đảnh, Xã Tân Tuyến | Xã Cô Tô |
26 | Xã Vĩnh Phước, Xã Lương An Trà, Xã Vĩnh Gia | Xã Vĩnh Gia |
27 | Thị trấn An Châu, Xã Hòa Bình Thạnh, Xã Vĩnh Thành | Xã An Châu |
28 | Xã Bình Thạnh, Xã An Hòa, Xã Bình Hòa | Xã Bình Hòa |
29 | Xã Vĩnh Lợi, Xã Cần Đăng | Xã Cần Đăng |
30 | Xã Vĩnh Nhuận, Xã Vĩnh Hanh | Xã Vĩnh Hanh |
31 | Thị trấn Vĩnh Bình, Xã Tân Phú, Xã Vĩnh An | Xã Vĩnh An |
32 | Thị trấn Chợ Mới, Xã Kiến An, Xã Kiến Thành | Xã Chợ Mới |
33 | Xã Tấn Mỹ, Xã Mỹ Hiệp, Xã Bình Phước Xuân | Xã Cù Lao Giêng |
34 | Thị trấn Hội An, Xã Hòa An (Chợ Mới), Xã Hòa Bình | Xã Hội An |
35 | Thị trấn Mỹ Luông, Xã Long Điền A, Xã Long Điền B | Xã Long Điền |
36 | Xã Mỹ Hội Đông, Xã Long Giang, Xã Nhơn Mỹ | Xã Nhơn Mỹ |
37 | Xã An Thạnh Trung, Xã Mỹ An, Xã Long Kiến | Xã Long Kiến |
38 | Thị trấn Núi Sập, Xã Thoại Giang, Xã Bình Thành | Xã Thoại Sơn |
39 | Thị trấn Óc Eo, Xã Vọng Thê, Xã Vọng Đông | Xã Óc Eo |
40 | Xã Vĩnh Phú (Thoại Sơn), Xã Định Thành, Xã Định Mỹ | Xã Định Mỹ |
41 | Thị trấn Phú Hòa, xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh | Xã Phú Hòa |
42 | Xã Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Trạch | Xã Vĩnh Trạch |
43 | Xã An Bình, xã Mỹ Phú Đông, xã Tây Phú | Xã Tây Phú |
44 | Xã Vĩnh Bình Bắc, xã Vĩnh Bình Nam, xã Bình Minh | Xã Vĩnh Bình |
45 | Xã Tân Thuận, xã Vĩnh Thuận | Xã Vĩnh Thuận |
46 | Thị trấn Vĩnh Thuận, xã Phong Đông, xã Vĩnh Phong | Xã Vĩnh Phong |
47 | Xã Vĩnh Hòa (huyện U Minh Thượng), xã Thạnh Yên A, xã Hòa Chánh, xã Thạnh Yên | Xã Vĩnh Hòa |
48 | Xã An Minh Bắc, xã Minh Thuận | Xã U Minh Thượng |
49 | Xã Đông Thạnh, xã Đông Hòa | Xã Đông Hòa |
50 | Xã Tân Thạnh (huyện An Minh), xã Thuận Hòa | Xã Tân Thạnh |
51 | Xã Vân Khánh Đông, xã Đông Hưng A | Xã Đông Hưng |
52 | Thị trấn Thứ Mười Một, xã Đông Hưng, xã Đông Hưng B | Xã An Minh |
53 | Xã Vân Khánh Tây, xã Vân Khánh | Xã Vân Khánh |
54 | Xã Tây Yên A, xã Nam Yên, xã Tây Yên | Xã Tây Yên |
55 | Xã Nam Thái, xã Nam Thái A, xã Đông Thái | Xã Đông Thái |
56 | Thị trấn Thứ Ba, xã Đông Yên, xã Hưng Yên | Xã An Biên |
57 | Xã Thới Quản, xã Thủy Liễu, xã Định Hòa | Xã Định Hòa |
58 | Thị trấn Gò Quao, xã Vĩnh Phước B, xã Định An | Xã Gò Quao |
59 | Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam | Xã Vĩnh Hòa Hưng |
60 | Xã Vĩnh Thắng, xã Vĩnh Phước A, xã Vĩnh Tuy | Xã Vĩnh Tuy |
61 | Thị trấn Giồng Riềng, xã Bàn Tân Định, xã Thạnh Hòa, xã Bàn Thạch, xã Thạnh Bình | Xã Giồng Riềng |
62 | Xã Thạnh Lộc (huyện Giồng Riềng), xã Thạnh Phước, xã Thạnh Hưng | Xã Thạnh Hưng |
63 | Xã Vĩnh Phú (huyện Giồng Riềng), xã Vĩnh Thạnh, xã Long Thạnh | Xã Long Thạnh |
64 | Xã Hòa An (huyện Giồng Riềng), xã Hòa Lợi, xã Hòa Hưng | Xã Hòa Hưng |
65 | Xã Ngọc Thuận, xã Ngọc Thành, xã Ngọc Chúc | Xã Ngọc Chúc |
66 | Xã Ngọc Hòa, xã Hòa Thuận | Xã Hòa Thuận |
67 | Xã Tân Hòa, xã Tân An (huyện Tân Hiệp), xã Tân Thành, xã Tân Hội | Xã Tân Hội |
68 | Thị trấn Tân Hiệp, xã Tân Hiệp B, xã Thạnh Đông B, xã Thạnh Đông | Xã Tân Hiệp |
69 | Xã Tân Hiệp A, xã Thạnh Trị, xã Thạnh Đông A | Xã Thạnh Đông |
70 | Xã Thạnh Lộc (huyện Châu Thành), xã Mong Thọ, xã Mong Thọ A, xã Mong Thọ B | Xã Thạnh Lộc |
71 | Thị trấn Minh Lương, xã Minh Hòa, xã Giục Tượng | Xã Châu Thành |
72 | Xã Bình An (huyện Châu Thành), xã Vĩnh Hòa Hiệp, xã Vĩnh Hòa Phú | Xã Bình An |
73 | Thị trấn Hòn Đất, xã Lình Huỳnh, xã Thổ Sơn, xã Nam Thái Sơn | Xã Hòn Đất |
74 | Xã Sơn Bình, xã Mỹ Thái, xã Sơn Kiên | Xã Sơn Kiên |
75 | Thị trấn Sóc Sơn, xã Mỹ Hiệp Sơn, xã Mỹ Phước, xã Mỹ Thuận | Xã Mỹ Thuận |
76 | Xã Kiên Bình, xã Hòa Điền | Xã Hòa Điền |
77 | Thị trấn Kiên Lương, xã Bình An (huyện Kiên Lương), xã Bình Trị | Xã Kiên Lương |
78 | Xã Tân Khánh Hòa, xã Phú Lợi, xã Phú Mỹ | Xã Giang Thành |
79 | Xã Vĩnh Phú (huyện Giang Thành), xã Vĩnh Điều | Xã Vĩnh Điều |
80 | Xã Mỹ Hòa Hưng | Xã Mỹ Hòa Hưng |
81 | Xã Bình Sơn | Xã Bình Sơn |
82 | Xã Bình Giang | Xã Bình Giang |
83 | Xã Hòn Nghệ | Xã Hòn Nghệ |
84 | Xã Sơn Hải | Xã Sơn Hải |
85 | Xã Tiên Hải | Xã Tiên Hải |
86 | Các phường Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Hòa | Phường Long Xuyên |
87 | Phường Bình Khánh, phường Bình Đức, xã Mỹ Khánh | Phường Bình Đức |
88 | Phường Mỹ Thạnh, phường Mỹ Thới | Phường Mỹ Thới |
89 | Phường Vĩnh Nguơn, phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, phường Vĩnh Mỹ, phần xã Vĩnh Châu | Phường Châu Đốc |
90 | Phường Núi Sam, xã Vĩnh Tế, phần còn lại của xã Vĩnh Châu | Phường Vĩnh Tế |
91 | Phường Long Thạnh, phường Long Sơn | Phường Tân Châu |
92 | Phường Long Hưng, phường Long Châu, phường Long Phú | Phường Long Phú |
93 | Phường An Phú, phường Tịnh Biên, xã An Nông | Phường Tịnh Biên |
94 | Phường Nhơn Hưng, phường Nhà Bàng, phường Thới Sơn | Phường Thới Sơn |
95 | Phường Núi Voi, phường Chi Lăng, xã Tân Lợi | Phường Chi Lăng |
96 | Phường Vĩnh Thông, xã Phi Thông, xã Mỹ Lâm | Phường Vĩnh Thông |
97 | Các phường Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Lạc, An Hòa, Vĩnh Hiệp, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh Lợi | Phường Rạch Giá |
98 | Các phường Pháo Đài, Bình San, Mỹ Đức, Đông Hồ | Phường Hà Tiên |
99 | Phường Tô Châu, xã Thuận Yên, xã Dương Hòa | Phường Tô Châu |
100 | Huyện Kiên Hải | Đặc khu Kiên Hải |
101 | Các phường Dương Đông, An Thới, các xã Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Dương, Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn | Đặc khu Phú Quốc |
102 | Xã Thổ Châu | Đặc khu Thổ Châu |
Phú Quốc giữ vai trò đầu tàu trong vành đai 3 đặc khu kinh tế biển đảo của tỉnh An Giang mới
Sau khi HĐND tỉnh An Giang và Kiên Giang chính thức thông qua đề án sáp nhập, tỉnh mới An Giang trở thành địa phương duy nhất của cả nước sở hữu cùng lúc ba đặc khu biển đảo: Phú Quốc, Thổ Châu và Kiên Hải, hình thành nên một vành đai chiến lược phát triển kinh tế, quốc phòng, du lịch độc đáo tại Tây Nam Bộ. Ba đặc khu mới được hình thành theo định hướng chiến lược mở rộng không gian phát triển biển đảo của tỉnh, gắn liền với trục đô thị, kinh tế Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc, đã được cụ thể hóa trong Quy hoạch phát triển tỉnh đến năm 2030.
Với diện tích tự nhiên lên tới 9.888,91 km² và dân số hơn 4,9 triệu người, An Giang mới không chỉ tái định hình bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn mở ra tầm nhìn dài hạn về phát triển bền vững vùng biển đảo phía Nam.
Phú Quốc: Trung tâm tăng trưởng mới của vùng biển đảo phía Nam
Giữ vị trí trung tâm trong tam giác kinh tế Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, đặc khu Phú Quốc tiếp tục được xác định là đầu tàu phát triển kinh tế, du lịch của cả khu vực. Với hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, nổi bật là sân bay quốc tế Phú Quốc và các cảng biển quốc tế, Phú Quốc đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, đô thị cao cấp và tổ hợp giải trí.
Các tập đoàn lớn như Sungroup, Vingroup, Meyland, APEC Complex,... đã và đang phát triển hàng loạt dự án tầm cỡ tại đây, biến Phú Quốc trở thành một trong những điểm đến "nóng" nhất về bất động sản và du lịch miền Nam. Định hướng phát triển Phú Quốc như một đặc khu kinh tế, du lịch hàng đầu không chỉ giúp nâng tầm vị thế khu vực mà còn tạo ra động lực lan tỏa cho cả tỉnh mới An Giang.
Đặc khu Phú Quốc đón nhiều dự án từ các chủ đầu tư lớn (Ảnh: Sưu tầm)
Thổ Châu: Viên ngọc thô chờ đánh thức
Nằm biệt lập giữa biển khơi, quần đảo Thổ Châu trở thành đặc khu hành chính, kinh tế đặc thù, được quy hoạch như một trung tâm phát triển kết hợp giữa quốc phòng, bảo tồn sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Với dân cư thưa thớt và cảnh quan hoang sơ, Thổ Châu được xem là “viên ngọc thô” ẩn chứa tiềm năng lớn.
Nơi đây sở hữu hệ sinh thái rạn san hô phong phú, bãi biển thơ mộng, cùng rừng tự nhiên được bảo tồn, rất phù hợp với mô hình eco-resort, homestay sinh thái. Mặc dù chưa có nhiều dự án lớn, nhưng Thổ Châu đã lọt vào “tầm ngắm” của nhiều nhà đầu tư quan tâm đến bất động sản xanh và du lịch bền vững.
Đảo Thổ Châu - Trung tâm phát triển kết hợp quốc phòng, bảo tồn sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng (Ảnh: Sưu tầm)
Kiên Hải: Đặc khu xanh cho du lịch cộng đồng và bền vững
Không phát triển rầm rộ như Phú Quốc, đặc khu Kiên Hải với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ như Nam Du, Hòn Tre... đang dần chuyển mình theo hướng xanh, chậm mà chắc. Chính quyền đang tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu như điện, nước, giao thông, đồng thời thúc đẩy phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, homestay và trải nghiệm biển đảo.
Tuy thị trường bất động sản tại đây chưa bùng nổ, nhưng độ an toàn cao, tiềm năng tăng trưởng dài hạn và sự phù hợp với xu hướng du lịch trải nghiệm đã khiến Kiên Hải trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.
Đặc khu Kiên Hải - Phát triển du lịch bền vững (Ảnh: Sưu tầm)
Với diện mạo hành chính hoàn toàn mới, tỉnh An Giang sau sáp nhập không chỉ trở thành địa phương có dân số lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, mà còn nổi bật với lợi thế duy nhất sở hữu 3 đặc khu biển đảo chiến lược: Phú Quốc, Thổ Châu và Kiên Hải. Ba đặc khu, ba bản sắc với ba động lực tăng trưởng riêng biệt đang tạo nên một tam giác phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội lớn về kinh tế, du lịch, quốc phòng và hội nhập biển sâu. An Giang mới không chỉ đang vươn mình trở thành trung tâm vùng Tây Nam Bộ, mà còn khẳng định vị thế chiến lược của Việt Nam trong tương lai gần.